Viết sách bằng chữ đã khó, thể hiện tâm tư, tình cảm qua nét vẽ càng khó hơn. Nhưng bằng cả tâm huyết của một người đam mê nghệ thuật muốn lan tỏa tình yêu hội họa đến các em thiếu nhi, họa sĩ trẻ Nguyễn Thu Huyền đã cho ra đời cuốn sách Nào mình cùng vẽ.
Cuốn sách cung cấp cho các em nhỏ những kiến thức bổ ích, cơ bản về mỹ thuật sáng tạo từ cách pha màu, cách tạo các chất liệu đặc biệt cho đến những chủ đề hội họa mới lạ, độc đáo. Nào mình cùng vẽgiúp các em tìm tòi, khám phá, biến những điều không thể thành có thể. Với các bài học như:Những chú cá từ giấy báo, sáng tạo từ vỏ gọt bút chì, cách vẽ người que thật dễ, vẽ pháo hoa từ tăm bông… từ những vật dụng tưởng chừng như bỏ đi, nữ họa sĩ đã hướng dẫn các em cách tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt, sinh động thông qua các bài học trong cuốn sách.
![]() | ![]() |
Nguyễn Thu Huyền chia sẻ với trẻ em, hội họa như một vùng đất màu mỡ để các em gieo những hạt mầm xanh tươi mơ ước, bày tỏ những khát vọng thầm kín… Bất cứ một đứa trẻ nào khi biết cầm nắm đều bị thôi miên bởi những cây bút đủ sắc màu và chúng sẽ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh bằng những nét vẽ nguệch ngoạc trên tường, dưới đất hay trên tờ giấy. Nó thể hiện sự thuần khiết, trong trẻo, vui tươi, hồn nhiên ngây thơ, yêu thương con người, loài vật, cây cỏ, hoa lá…
Là một người yêu vẽ, ngay khi còn rất nhỏ, Nguyễn Thu Huyền mang trong mình niềm khao khát cháy bỏng với hội họa. Nữ họa sĩ đã phấn đấu trở thành giảng viên mang tâm huyết và dòng máu nóng của mình tới các em học sinh. Đồng thời cô mở một trung tâm nghệ thuật từ năm 2015 để trẻ em có một sân chơi chuyên nghiệp, thỏa mãn đam mê và ươm mầm các tài năng hội họa nhí.
Nguyễn Thu Huyền cho biết cảm thấy cuộc đời này vô cùng ý nghĩa khi được sẻ chia, kết nối, yêu thương và được nhìn thấy nụ cười cũng như đam mê của các họa sĩ nhí lớn lên mỗi ngày lại càng thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn với cộng đồng. Bởi vậy cuốn sách Nào mình cùng vẽ ra đời với mong muốn những bài học hay, những kiến thức hội họa sáng tạo không chỉ giới hạn trong 1 lớp học, trong 1 trung tâm mà là tất cả trẻ em trên khắp đất nước Việt Nam.
Cuốn sách không chỉ mang giá trị về mặt nội dung mà còn được đầu tư về kỹ thuật, mỹ thuật. Khác với các sách mỹ thuật dành cho trẻ em trên thị trường, chỉ có các bài mẫu chung chung không có hướng dẫn Nào mình cùng vẽ có phần hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng bài học, khơi gợi cho các em cách làm, cách thực hiện chi tiết nhất với các bài học độc đáo, mới lạ, giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo, khéo léo và chinh phục.
Nguyễn Thu Huyền đã chuẩn bị các bài vẽ mẫu, chụp ảnh và minh họa lại một cách tỉ mỉ để lan tỏa tình yêu hội hoạ tới các em nhỏ. "Nếu không có các con, không có sự kỳ vọng của các bậc phụ huynh vào một cuốn sách mỹ thuật cho thiếu nhi thực sự chuyên nghiệp và độc đáo thì Huyền sẽ không thể hoàn thiện được cuốn sách này. Nếu không có tình yêu con trẻ, tâm huyết với nghề và đam mê với nghệ thuật, Huyền cũng sẽ không thể thực hiện nó", Nguyễn Thu Huyền chia sẻ.
Quỳnh An
" alt=""/>Họa sĩ Nguyễn Thu Huyền ra sách lan tỏa tình yêu hội họa đến trẻ em ViệtTheo kết quả xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2021 do Bộ TT&TT thực hiện, Bình Phước đứng thứ 9/63 tỉnh thành, tăng 16 bậc so với năm 2020; và Đắk Nông đứng thứ 41, tăng 13 bậc so với năm 2020.
Kết quả đánh giá của Bộ TT&TT cũng cho thấy, Bình Phước đã có sự cải thiện rõ nét 2 trụ cột chính quyền số và kinh tế số, với chính quyền số tăng 16 bậc và kinh tế số tăng 23 bậc. Với Đắk Nông, thứ hạng ở cả 2 trụ cột Chính quyền số, kinh tế số cũng được cải thiện, tăng lần lượt 14 và 5 bậc so với năm 2020.
Dù đang ở mức độ khác nhau về chuyển đổi số, cả 2 địa phương đều quyết tâm đẩy mạnh quá trình này. Trong đó, Tỉnh ủy Đắk Nông đặt mục tiêu chuyển đổi số đồng bộ và toàn diện để trở thành tỉnh trung bình khá của cả nước vào năm 2030.
Còn với Bình Phước, lãnh đạo tỉnh đã đề ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh; 100% hộ gia đình sử dụng phương tiện kết nối thông minh; khuyến khích người dân áp dụng CNTT vào mọi lĩnh vực.
![]() |
Năm 2021, Bình Phước đã tăng 16 bậc về xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh, xếp thứ 9 trên toàn quốc. |
Theo đánh giá của chuyên gia Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ TT&TT), các địa phương dẫn đầu cũng như những tỉnh thành có nhiều cải thiện về thứ hạng chuyển đổi số đều là những địa phương mà lãnh đạo có sự quan tâm, quyết liệt trong chỉ đạo triển khai.
Phó Giáo sư Nguyễn Quang Trung, Chủ nhiệm dự án và đồng Trưởng nhóm nghiên cứu Quản lý chuyển đổi thông minh tại Đại học RMIT Việt Nam cũng đánh giá cả Bình Phước và Đắk Nông đều có những bước tiến ấn tượng về chuyển đổi số. Kết quả này có được trước hết là nhờ vào tầm nhìn và sự cầu thị của lãnh đạo các tỉnh.
Nội dung các buổi tập huấn chỉ ra thực trạng, thách thức, các lỗi thường gặp cũng như chiến lược, cách xây dựng năng lực, trọng tâm của chuyển đổi số, các nguyên tắc và trình tự triển khai… “Tuy nhiên, lãnh đạo các cấp chính quyền và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ là người đóng vai trò tiên phong trong việc trau dồi kiến thức, ưu tiên nguồn lực, làm gương và truyền cảm hứng để mang lại kết quả thực chất”, Phó Giáo sư Nguyễn Quang Trung nhấn mạnh.
![]() |
Phó Giáo sư Nguyễn Quang Trung trao đổi tại chương trình tập huấn. (Ảnh: M.Ngọc) |
Chương trình tập huấn nâng cao năng lực số tại mỗi tỉnh chia thành các nội dung được thiết kế riêng cho 3 nhóm đối tượng khác nhau là chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân.
Trong đó, với lãnh đạo và cán bộ chính quyền địa phương, các chuyên gia chia sẻ về khái niệm chuyển đổi số, Chính phủ số và chính quyền số; cũng như các chiến lược liên quan đến quản lý khả năng chuyển đổi số và các giải pháp mới nhất giúp thúc đẩy chính quyền số ở cấp địa phương.
Với các đại biểu đến từ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, chương trình cập nhật kiến thức về chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Nội dung tập trung vào số hóa dữ liệu kinh doanh; áp dụng công nghệ số để tự động và tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quản lý, sản xuất kinh doanh; chuyển đổi mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, chương trình cũng nâng cao năng lực số trong thời kỳ hậu Covid cho hàng ngàn người dân với hướng dẫn sử dụng các dịch vụ công trực tuyến cùng chia sẻ theo chủ đề “Sống - Làm việc - Giải trí”, với nhiều nội dung liên quan tới an toàn thông tin.
Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Giảng viên cấp cao của Đại học RMIT, thành viên nhóm chuyên gia tập huấn chuyển đổi số cho biết: “Nhóm thiết kế nội dung huấn luyện bám sát nhu cầu cụ thể của lãnh đạo chính quyền, cũng như mức độ số hóa của doanh nghiệp và người dân từng tỉnh. Lấy ví dụ lần tập huấn này ở Bình Phước, nhóm đã chia sẻ các mô hình và bài học chuyển đổi số dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây”.
Đại diện Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp số tỉnh Bình Phước tham gia tập huấn, ông Nguyễn Minh Hiếu cho biết, dự định sử dụng kiến thức thu được từ chương trình để đánh giá lại sức khỏe của việc chuyển đổi số tại hợp tác xã.
“Tới đây chúng tôi có thể cập nhật để triển khai chuyển đổi số tốt hơn cho các thành viên hợp tác xã cũng như lan tỏa ra cho cộng đồng, hỗ trợ bà con và các doanh nghiệp khác thực hiện chuyển đổi số”, ông Nguyễn Minh Hiếu chia sẻ.
Vân Anh
Theo ông Trương Gia Bình, mỗi địa phương và doanh nghiệp cần tìm ra cho mình một nhà lãnh đạo chuyển đổi số có khát vọng thay đổi, truyền cảm hứng và thúc đẩy kết nối để toàn bộ tổ chức, cá nhân cùng sáng tạo và hành động.
" alt=""/>2 địa phương có bước tiến ấn tượng về chuyển đổi số nhờ tầm nhìn của lãnh đạo